Niacinamide kỵ với gì? Cách giải quyết

iacinamide là một chất ngày càng được ưa chuộng trong chu trình làm đẹp của phái nữ nhờ hiệu quả mà nó đem lại. Thế nhưng, không chỉ có mỗi niacinamide trong routine này. Còn có rất nhiều các sản phẩm làm đẹp khác với thành phần đa dạng. Và dù có tốt đến đâu thì niacinamide cũng sẽ hợp và không hợp với các chất khác nhau. Các chất kỵ nhau không chỉ kìm hãm, khiến cả 2 không thể phát huy được hiệu quả mà còn có thể tác động xấu đến da. Chính vì vậy mà chúng mình muốn chia sẻ với các bạn thông tin niacinamide kỵ với gì. Qua đó các bạn có thể tránh và biết cách giải quyết khi sở hữu những sản phẩm kỵ nhau trong chu trình làm đẹp của mình.

Niacinamide kỵ với thành phần có tính axit?

Không khó để thấy các câu hỏi như: niacinamide có dùng chung với bha? niacinamide có dùng được với vitamin c? niacinamide và bha… ở trên mạng. Điều này phần nào phản ánh được sự quan tâm của người dùng đến việc sử dụng Niacinamide hiệu quả cũng như hiểu biết của họ niacinamide kỵ với gì

Niacinamide là một một dạng vitamin B3. (Tìm hiểu niacinamide là chất gì )
Axit được nhắc đến ở đây đó là Axit alpha (AHA), beta-hydroxy (BHA), Axit L-ascorbic (một dạng vitamin C)

Cả Niacinamide và axit đều có thể giúp cải thiện kết cấu da, nám, khô, xỉn màu, nếp nhăn và mụn trứng cá. Nhưng chúng có thể kết hợp với nhau được hay không?

Để trả lời câu hỏi này mình muốn hỏi bạn đã từng chơi trò pha trộn màu bao giờ chưa? Màu xanh lá cây tươi mát trộn cùng màu da cam rực rỡ sẽ tạo thành màu sắc gì bạn biết không? Chính là màu nâu!

Không phải 2 màu sắc tốt đẹp trộn cùng với nhau sẽ tạo ra một màu sắc rực rỡ hơn. Bạn có thể nhận được một màu sắc đẹp hơn hoặc một màu nâu ảm đạm.

Giải thích chi tiết

Điều này tương tự như trường hợp trộn niacinamide và AHA/BHA/Vitamin C. Bản thân mỗi thứ đều rất tốt nhưng khi trộn cùng nhau lại không như vậy. Đơn giản là vì sự khác biệt về bản chất.

AHA/BHA/Vitamin C hay nói chung là các thành phần mang tính axit có độ PH từ 3.0 – 4.0. Trong khi niacinamide có độ PH từ 5.0 – 7.0. Bạn nên biết rằng sự chênh lệch 1.0 đó mang ý nghĩa gấp 10 lần!

Khi trộn chúng lại với nhau, niacinamide làm tăng độ PH của axit. Trong khi axit làm giảm độ PH của niacinamide. Sự thay đổi đó khiến da gặp khó khăn trong việc hấp thụ các chất. Hay dễ hiểu hơn là bạn đã bỏ lỡ lợi ích mà axit và niacinamide mang lại.

Không chỉ là vấn đề hấp thụ của da, sự kết hợp của niacinamide với các thành phần axit có thể phản ứng với nhau, biến niacinamide thành niacin, gây kích ứng da và khiến nó trở nên đỏ bừng. Việc đỏ da này là vô hại. Nhưng chẳng ai lại muốn nhìn da đỏ bừng như vậy cả!\

Có cách nào để giải quyết?

Rất nhiều bạn cảm thấy không biết làm thế nào khi lỡ xuất hiện cả Niacinamide và AHA/BHA hay vitamin C trong chu trình skincare của mình.
Giải pháp duy nhất là lựa chọn sử dụng một thứ và bỏ các sản phẩm khác đã mua?

Câu trả lời của wikimun là bạn không cần lãng phí sản phẩm nào cả. Để tránh xảy ra sự cố cũng như tận dụng tối đa các sản phẩm hiện có, bạn có 3 giải pháp có thể lựa chọn.

Sử dụng vào thời điểm khác nhau trong ngày

Sử dụng niacinamide và các chất mang tính axit vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Ví dụ như sáng dùng niacinamide và tối dùng AHA/BHA/Vitamin C.

Nguyên nhân vì các sản phẩm axit mất thời gian nhiều hơn để chờ đợi giữa các bước (giúp hoạt động ở mức ph tối ưu). Mà buổi sáng thường vội vã trong khi tối thì có nhiều thời gian hơn.

Sử dụng cách nhật

Sử dụng cách nhật là phương pháp mỗi hôm dùng một loại. Hôm nay sử dụng niacinamide thì hôm sau sử dụng AHA/BHA/Vitamin C. Nguyên lý giống giải pháp đầu tiên nhưng tiện hơn và không phải nhớ nhiều.

Sử dụng cách nhau 30 phút

Trong trường hợp muốn sử dụng cả 2 loại trong một chu trình skincare, thời gian sử dụng phải cách nhau ít nhất 30 phút. Bằng cách đó, mỗi sản phẩm có thể hoạt động ở độ pH dự định của nó.

Một câu hỏi thường được đặt ra là dùng loại nào trước? Niacinamide hay AHA/BHA/Vitamin C hay thế nào cũng được? Luôn nhớ nguyên tắc dùng sản phẩm có độ PH từ thấp đến cao.

Do đó hãy bắt đầu với axit khi mới rửa mặt xong bởi lúc này da có độ PH khoảng 3.0 – 4.0. Sau 30 phút, PH của da sẽ về lại mức độ bình thường là 5.5. Phù hợp để sử dụng niacinamide.

Tóm lại

“Chân lý” của các giải pháp sử dụng cả niacinamide và thành phần axit trong chu trình chăm sóc da đó là thời gian. Cung cấp cho da đầy đủ thời gian để trở về trạng thái PH cân bằng trước khi sử dụng loại còn lại để vừa không bị kỵ nhau lại giúp da có thể hấp thụ tốt nhất.

Hy vọng những chia sẻ “niacinamide kỵ với gì” trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về cách sử dụng Niacinamide trong chu trình chăm sóc da của mình!

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *